Nguyên nhân hôi miệng

Có bao giờ bạn cảm thấy những người thân của bạn luôn giữ khoảng cách khi nói chuyện với bạn không ? Câu trả lời nếu là có thì bạn là một trong 40 % dân số mắc chứng hôi miệng . 

Sau đây, chúng tôi xin tổng hợp nguyên nhân gây hôi miệng. Đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng bệnh nhằm mang lại hơi thở thơm tho cho bạn.
1. Nguyên nhân Hôi miệng do vấn đề ở răng miệng :

Theo khảo sát từ bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương cho thấy 90% bệnh hôi miệng bắt nguồn từ khoang miệng của bạn. Sau khi ăn uống, các vi khuẩn này sống bình thường trong miệng kết hợp với các hạt thức ăn, máu, mô..., để tạo ra sản phẩm dễ bay hơi là các hợp chất lưu huỳnh. 

Nếu như bạn không chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách và phù hợp, những vi khuẩn này sẽ tích tụ lại và lan rộng trong khoang miệng của bạn, từ đó sản sinh các sản phẩm sinh mùi.
Khô miệng là nguyên nhân chính gây hôi miệng

Mặt khác, nếu như bạn bị về vấn đề răng miệng thì có thể làm trầm trọng thêm sự phát triển của vi khuẩn chẳng hạn như bệnh về lợi, viêm răng, sâu răng. Khi bạn bị viêm răng lợi, sâu răng thì lúc này miệng sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sản và phát triển đây là thủ phạm gây hôi miệng cho bạn.


2. Nguyên nhân Hôi miệng do Trào ngược thực quản Dạ dày - Rối lọan tiêu hóa :

Bệnh trào ngược axit trong dạ dày là cơ thực quản bị suy yếu và cho phép axit dạ dày bị sao lưu và trào ngược thực quản. Bạn có thể mắc phải chứng ợ nóng, cảm giác nóng trong ngực và cổ họng của bạn, hoặc cảm giác vị chua trong miệng gây hôi miệng. Nhiều người chỉ nghĩ trào ngược là ợ nóng, khó tiêu, nhưng thậm chí acid có thể trào ngược lên cả xoang mũi, tai. 

Các loại thực phẩm gây trào ngược axit có thể bao gồm các loại thực phẩm chiên hoặc béo, các sản phẩm cà chua, trái cây, sô cô la, cà phê hay đồ uống có gas. Nó gây ra cảm giác khó chịu cho dạ dày của bạn nếu bạn không bận tâm đến các thực phẩm trong bữa ăn.
35 % dân số Việt năm mắc bệnh trào ngược thực quản 

3. Nguyên nhân Hôi miệng do vấn đề về Gan hoặc Nóng trong

Các bạn có biết Gan là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể. Chúng chịu trách nhiệm chuyển hóa chất béo và khi nó làm việc không hiệu quả thì số lượng vi khuẩn trong miệng tăng.. Khi chức năng gan giảm làm cho miệng có mùi hôi. 

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh nóng trong nhưng thường gặp nhất là do chế độ ăn uống không hợp lý ví dụ ăn nhiều thịt và các loại chất đạm khác quá, hoặc uống ít nước quá...
Bên trong do chức năng hoạt động của các tạng phủ yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa, gan và thận suy yếu nên các chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại gây nổi mụn, da khô, ngườg mệt mỏi và chính những độc tố này phát hỏa tạo nên nóng trong người gây khô miệng và tạo nên mùi hôi.
Nóng trong thường gây nổi mụn và khô miêng gây hôi miệng

Bên ngoài do sử dụng nhiều loại hóa chất (uống thuốc trong quá trình điều trị bệnh); uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá; ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt hoặc là các chất quá nhiều năng lượng, chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể; uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô da, táo bón trong người.

4. Nguyên nhân Hôi miệng do vấn đề về Viêm Mũi - Viêm xoang

Khi bị viêm mũi - viêm xoang thường dịch sẽ chảy xuống cổ họng và số lượng vi khuẩn trong miệng tăng

Viêm mũi - viêm xoang là nguyên nhân gây Hôi Miệng

Thường hơi thở hôi liên quan đến nhiễm trùng ở xoang  dịch từ xoang nhỏ vào phía sau họng và gây ra mùi hôi miệng. Đôi khi hơi thở hôi có thể do nhiễm trùng ở đường hô hấp trên và dướihoặc do các vết loét trong đường  hấp 

Hơi thở hôi đôi khi còn xuất phát từ các hạt nhỏ hình thành trong bệnh viêm Amiđan hốc mủCác hạt nhỏ này được bao phủ bởi vi khuẩn sản xuất hóa chất có mùi

5. Nguyên nhân Hôi miệng do thường xuyên sử dụng các thực phẩm gây hôi miệng

Một số thực phẩm khi ăn vào sẽ phát mùi ra hơi thở. Ví dụ như hành, tỏi, rượu và thuốc lá, và các loại thức ăn không chỉ tạo ra một mùi hôi trong miệng mà mặt khác "Dầu thực vật được hấp thụ và các sản phẩm phụ vào máu của bạn, do đó bạn đang thực sự hít thở mùi hôi thông qua phổi của bạn 3 - 4 giờ sau đó,".
Dùng nhiều chất kích thích không tốt cho sức khỏe

Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp 5 nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến nhất. Với mỗi nguyên nhân có cách điều trị khác nhau, Nếu bạn cần biết PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH HÔI MIỆNG bạn CLick tại đây để có hướng điều trị tốt nhất.

LÀM SAO ĐỂ BIẾT MÌNH CÓ HÔI MIỆNG ?

Đây là vấn đề hết sức thiết thực, bạn biết mình có hôi miệng hay không bạn có thể xem 3 cách nhận biết mình sau đây:

-  Tự phán đoán: 
Nhiều người tự đánh giá hơi thở của mình bằng cách ngửi hơi thở trong lòng bàn tay. Nhưng cách này không chính xác vì mùi ta đã quen với mùi hôi của mình. Điều này có nghĩa là khi ta không ngửi được mùi hôi thì cũng không chắc là mình không bị hôi miệng. Tuy nhiên, nếu ta ngửi được mùi hôi của hơi thở mình thì có nhiều khả năng mình bị hôi miệng. có bác sĩ đề nghị ta nói vào lòng bàn tay thay vì thở, như thế sẽ chính xác hơn.

Ở các nước phương Tây, người ta thường tự chẩn đoán bằng cách liếm vào mu bàn tay, để vài giây cho bốc hơi và ngửi. Vì nước bọt hấp thụ các thứ có mùi hôi trong miệng nên nước bọt nào khi bốc hơi ít nhiều cũng có mùi hôi.

Vấn đề ở đây là ta không biết mùi hôi ở mức độ nào thì bị hôi miệng (gây khó chịu cho người khác). Nên với cách thử này nếu ta không ngửi được mùi hôi hoặcmùi hôi rất nhẹ thì có nhiều khả năng ta không bị hôi miệng.

- Nhờ người khác đánh giá:

Đây là cách đánh giá đáng tin cậy nhất. Vấn đề là mọi người đều quá tế nhị, không ai chịu nói cho chúng ta biết là chúng ta bị hôi miệng. Chính vì vậy, chúng ta thường hay phán đoán mình bị hôi miệng qua thái độ của người khác khi tiếp xúc với mình. Nhưng cách phán đoán này nhiều lúc nhầm lẫn.

- Dùng phương tiện đánh giá:

Ngày nay, trên thế giới có một số phương pháp đánh giá hôi miệng một cách khách quan. Tại Việt Nam, một số nơi có trang bị máy đo hôi miệng Halimeter. Máy này đo nồng độ các hợp chất lưu huỳnh để bay hơi trong hơi thở. Nhờ đó chúng ta biết mình có bị hôi miệng hay không và hôi miệng ở mức độ nào một cách khá chính xác. Máy cũng giúp chúng ta chẩn đoán hôi miệng do nguyên nhân ở miệng và hôi miệng do nguyên nhân ngoài miệng.

ĐIỀU TRỊ HÔI MIỆNG NHƯ THẾ NÀO ?

Trước hết, chúng ta cần phân biệt hôi miệng do nguyên nhân nào: Đến từ miệng hay đến từ phần còn lại của cơ thể. Muốn phân biệt, ta phải đánh giá hơi thở qua miệng và hơi thở qua mũi. Chúng ta có thể nhờ một người thân làm công việc này hoặc máy Halimeter có thể chẩn đoán một cách chính xác.

Nếu hơi thở qua miệng hôi, qua mũi không hôi thì chắc chắn hôi miệng do nguyên nhân ở miệng. Nếu hơi thở qua miệng và qua mũi đều hôi gần như nhau thì nguyên nhân đến từ một nơi nào khác trong cơ thể. Nếu bạn còn chưa rõ nguyên nhân hôi miệng của mình, bạn có thể liên hệ Lương y Thanh Tuấn để tư vấn cụ thể.

                                            
TƯ VẤN BỆNH MIỄN PHÍ

Vui lòng liên hệ:

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THANH TUẤN
Trụ sở: Đô thị mới Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu 
Điện thoại: (+84) 0643. 921 527 - Hotline: 0938 68 47 68 - 098 54 54 872
Email: dongythanhtuan@gmail.com  -  Website: www.dongythanhtuan.vn

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét